Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm thế giới thải ra một khối lượng nhựa và túi ni lông đủ để trải quanh Trái đất bốn lần.
Quá trình phân hủy ni lông có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không có tác động của ánh sáng mặt trời. Túi ni lông trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước như làm thay đổi tính chất của đất, gây nguy cơ xói mòn đất cũng như nhiều ảnh hưởng lâu dài khác.
Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và một phần lớn trong số đó sẽ nằm trong các đại dương nơi mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ. Các chuyên gia môi trường cảnh báo đây sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng với môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.
Túi ni lông dưới đáy đại dương mất cả trăm năm mới phân hủy
Ngày Môi trường thế giới năm nay có chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và túi ni lông”. Đây là một sự kiện toàn cầu về môi trường do Liên Hợp Quốc khởi xướng, diễn ra vào ngày 5-6 hằng năm ở khắp nơi trên thế giới. Ấn Độ là chủ nhà của sự kiện năm nay.
Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng xác định đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông là thách thức lớn đối với cộng đồng, xã hội. Vì vậy, Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường và các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2018 phải tập trung vào tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng cùng thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như loại bỏ chất thải nhựa.
Theo kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường vào tối 4.6.2018 tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Bên cạnh đó, Bộ cũng tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác tài nguyên, BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực miền Trung, Tây Nguyên; Hội thảo khoa học về “Cơ chế chính sách nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy”; Tổ chức lớp học môi trường cho học sinh Trung học cơ sở và hoạt động đổi pin sinh thái; Tuyên truyền vận động người dân, các hộ kinh doanh xây dựng thói quen phân loại rác tại nguồn.
Theo Khám phá
Trung tâm nghiên cứu Vật liệu Polymo thuộc Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công loại túi nilon tự hủy làm từ bột sắn, bền và dai hơn túi nilon thông thường, được làm từ bột sắn nhưng giá chỉ cao hơn gấp 1,5 lần.
Sử dụng túi nilon hiện đang là một vấn đề khiến các chuyên gia môi trường phải đau đầu tìm hướng giải quyết. Việc sử dụng các loại túi thay thế bằng giấy hay các vật liệu có thể phân hủy hiện nay chưa hiệu quả bởi giá thành và mức độ tiện lợi của chúng vẫn chưa thể so sánh với túi nilon truyền thống đủ để người dân tự thay đổi thói quen sử dụng hàng ngày.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chế tạo thành công một loại Túi nilon tự hủy làm từ bột sắn kết hợp với nhựa sinh học, được cho là sản phẩm có thể thay thế được túi nilon khó phân hủy trên thị trường hiện nay.
ĐH Bách Khoa HN nghiên cứu thành công túi nilon tự hủy làm từ bột sắn, bền và dai hơn túi nilon thông thường, giá chỉ cao hơn 1,5 lần
Theo kết quả thử nghiệm thì loại túi mới này có độ bền lớn hơn, dai hơn so với túi nilon bình thường. Nguyên liệu chính để làm ra túi là từ bột sắn, kết hợp với các loại nhựa sinh học nên có giá thành không quá cao, chỉ lớn hơn so với túi nilon truyền thống từ 1,5 đến 2 lần mà thôi. Và do được làm từ các nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường nên sau khi sử dụng, túi này có thể được chôn xuống và phân hủy như rác thải sinh học bình thường.
Hàm lượng bột sắn được sử dụng khi sản xuất loại túi này sẽ chiếm từ 35- 40%, phần còn lại là nhựa sinh học có thể phân hủy được. Và với đặc tính bền, thân thiện với môi trường nhưng chi phí sản xuất lại không quá đắt như vậy, các nhà nghiên cứu của trường đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến có thể sản xuất và bán loại sản phẩm này cho thị trường trong nước cũng như phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài.
Thực tế thì trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã từng có khá nhiều nghiên cứu thành công về việc sử dụng tinh bột để sản xuất túi nilon thân thiện với môi trường. Đơn cử như trong năm 2017, Nguyễn Cẩm Kiều Thanh và Nguyễn Cẩm Bình Minh đã dùng tinh bột sắn cùng với nano bạc để tạo ra một loại túi có khả năng kháng khuẩn, bền, dai nhưng vẫn có thể phân hủy được khi đem đi chôn.
Hay như tại một số quốc gia khác trên thế giới cũng đã sử dụng khoai tây làm nguồn cung cấp tinh bột để sản xuất túi nilong hữu cơ, phân hủy được trong tự nhiên. Tuy nhiên, đa phần các phát minh trên vẫn chưa giải quyết được bài toán về chi phí và giá cả đến mức có thể chấp nhận được như nghiên cứu của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Theo Trang Thu
Trí thức trẻ
Việt Nam nên khởi xướng Ngày ni lon – Mọi người không sử dụng hoặc hạn chế tối đa sử dụng ni lon.
Khoảng 50 năm trước, túi ni lon chúng tôi được con người tạo ra và dần thân thuộc trong đời sống. Lúc đầu, chúng tôi được chào đón nhiệt tình bởi tính hữu dụng. Nhưng hôm nay, túi ni lon tôi bị loài người ghét bỏ, tẩy chay, và gọi là “thảm hoạ của môi trường”. Có ai nghĩ rằng, chúng tôi không đáng trách, chúng tôi chỉ là vật phẩm do con người làm ra và sử dụng. Lỗi không thuộc về “đứa con” như tôi mà thuộc quyền hạn, trách nhiệm và ý thức của loài người.
Bản thân ni lon không có tội
Không thể phủ nhận tính hữu dụng của ni lon tôi với loài người. Chúng tôi giúp con người bọc đồ, chứa đồ vừa tiện lợi, lại dai, chắc, bền, nhẹ. Được tạo ra từ nhiều hợp chất là yêu tố đảm bảo tính bền đẹp của chúng tôi. Đó không phải mục tiêu khi con người tạo ra chúng tôi sao?
Nhưng vì quá bền (tuổi thọ trung bình của chúng tôi lên đến hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm) nên khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ni lon chúng tôi chịu đủ thứ tai tiếng. Những điều xấu xí về chúng tôi thường xuyên được đưa lên mặt báo.
“Sự tồn tại của ni lon trong môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước. Ni lon lẫn vào đất làm đất bạc màu. Nhiều loại ni lon làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. Còn đốt sẽ tạo khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ…Một số loại túi ni lon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.
Túi ni lon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải là nơi sản sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó túi ni lon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan” (trích “Hạn chế sử dụng túi ni lon” của Hải Yến – VnExpress).
Hãy tự hỏi vì sao túi ni lon bị kẹt sâu trong cống rãnh, trôi ra sông biển và làm nhiều con vật bị chết ngạt. Có phải do ý thức của con người? Nếu không có sự bừa bãi, “thả rác tiện tay” thì ni lon chúng tôi đâu có “bay xa, trôi xa” đến vậy. Con người luôn mồm kêu gào lúc nào cũng thấy ni lon bay ngoài đường, đâu đâu cũng thấy ni lon nhưng có khi nào họ dùng xong chúng tôi thì cho vào thùng rác.
Hành vi của con người lại đổ thừa lên đầu chúng tôi là thế nào? Loài ni lon chúng tôi đang rất bất bình. Chúng tôi xuất hiện vì nhu cầu của cuộc sống, tuy còn nhiều hạn chế nhưng chúng tôi mong muốn mình được cải tiến để phục vụ nhu cầu con người, để chúng tôi là “ni lon thân thiện”. Tôi luôn nghĩ rằng, khẩu hiệu “Tôi ghét ni lon” cần đổi lại là “Tôi ghét người dùng ni lon không đúng cách”.
Nếu có Giờ Trái đất – Cần có Ngày ni lon tại Việt Nam
Cần nhiều biện pháp
Ở Việt Nam, chúng tôi bị đánh thuế 100% nhưng con người vẫn sử dụng bình thường. Bởi chúng tôi tiện ích, giá rẻ, chấp nhận được. Bản thân chúng tôi cũng muốn nghỉ hưu, rút khỏi thị trường nhưng chưa thể vì chúng tôi vẫn được làm ra. Chúng tôi mệt mỏi vì những lời than phiền, chán với kiểu nói hay hơn làm của con người. Bên cạnh việc đề ra Ngày ni lon, đại diện ni lon tôi xin được bày tỏ một số ý kiến sau:
Để hạn chế việc sử dụng ni lon, cần kiểm soát từ khâu sản xuất, chứ không thể cấm đoán, khuyên can người dân. Theo kết quả điều tra năm 2009, 56% số người biết tác hại của ni lon nhưng 100% lại sử dụng ni lon để đựng đồ khi mua sắm. Thử hỏi nếu không sản xuất ni lon, không có ni lon để dùng thì làm sao ni lon còn là hiểm hoạ môi trường nữa?
Hơn nữa, loại “túi thân thiện môi trường” không được nhiều người biết đến vì giá quá đắt. Vậy, Nhà nước hãy trợ giá cho những mặt túi thân thiện môi trường, cấm sản xuất loại ni lon cũ, sản xuất và đại trà hoá “túi thân thiện môi trường”. Như thế tốt hơn việc Nhà nước thu thuế môi trường từ ni lon để xử lý tác hại do chính nó gây ra.
Bên cạnh đó, cần đầu tư mạnh tay cho những công nghệ xử lý rác thải ni lon. Một công nghệ mới được thử nghiệm thành công ở Việt Nam là quy trình tái chế thu gom hỗn hợp không qua phân loại. Phần rác hữu cơ được tách ra để sản xuất phân hữu cơ, phần còn lại được nấu lên (chứ không đốt) thành một nguyên liệu. Với công nghệ này, rác thải ni lon sẽ được tái chế thành một vật liệu rất tốt để thay thế những vật liệu xây dựng truyền thống như xi măng, cốt thép… Loại vật liệu này có đặc điểm rất bền trước các lực va đập, có thể đúc thành ống cống, cọc tiêu, vạch ngăn đường…
Đó là những ý kiến của cộng đồng về tổ chức ngày ni lon chúng tôi. Rất mong con người thay đổi hành vi. Đừng đổ thừa mọi lỗi lầm lên đầu chúng tôi. Chúng tôi mong muốn có ích và thân thiện với môi trường. Vì thế, cầu xin loài người.
Báo Giáo dục Việt Nam
Chiến dịch Giờ Trái đất 2018 đã chính thức được Bộ Công Thương phát động tại Thủ đô Hà Nội với thông điệp “Go More Green – Hôm nay tôi sống xanh hơn ”. Chiến dịch nhằm mục đích vận động cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện các hoạt động về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2018, tại TP Hà Nội, TP HCM, TP Đà Nẵng và 60 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng loạt tắt đèn từ 20h30’ – 21h30’ ngày 24/3/2018.
Giờ Trái đất năm 2018: “Go More Green – Hôm nay tôi sống xanh hơn”
Ngoài sự kiện tắt đèn trong 01 giờ năm nay, song song với đó là chuỗi các hoạt động Greener Garden tại các hộ gia đình trên cả nước nhằm tuyên truyền, thúc đẩy các hoạt động làm xanh hóa khu vực sinh sống trong các gia đình thành thị, giảm thiểu và thay đổi thói quen sử dụng túi ni lon của người dân.
Thói quen tiêu dùng túi ni lon thay đổi không đáng kể trong đa số người dân. Để việc hạn chế sử dụng túi ni lon trong thực tiễn cần có những giải pháp như có các chính sách khuyến khích hỗ trợ trong việc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường tại địa phương, xây dựng hệ thống thu gom tái chế túi ni lon, khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi nilon…
Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sự vào cuộc của mỗi người dân, người tiêu dùng, là sự thay đổi thói quen hạn chế sử dụng túi nilon của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày.
Giờ Trái đất là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên Nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới. Việt Nam tham gia Giờ Trái đất từ năm 2009. Giờ Trái đất năm 2017, sau 1 giờ kêu gọi hưởng ứng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết, hệ thống điện quốc gia đã tiết kiệm được 471.000 KWh.
Ở thời điểm bắt đầu với chiến dịch Giờ Trái Đất, Việt Nam chỉ có 6 tỉnh, thành phố tham gia nhưng đến nay, sự kiện này đã nhận được sự hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố, với sự hưởng ứng sâu rộng của các tổ chức, các doanh nghiệp, đặc biệt là người dân, các phương tiện truyền thông.
Ai cũng biết túi ni lon là một trong những sản phẩm độc hại song lại được cả thế giới sử dụng vì giá thành rẻ và sự tiện lợi. Tuy nhiên, có mấy ai để ý rằng thảm hoạ túi ni lon độc hại tới mức đủ để gây ra mưa axit, ô nhiễm môi trường đất hay thậm chí giết chết các loài sinh vật cũng như chính con người.
Hãy cùng xem những Bức tranh toàn cảnh về thảm hoạ túi ni lon đối với cuộc sống và chiêm nghiệm và suy ngẫm về thông điệp được gửi gắm qua đó. Chắc hẳn khi xem xong, nhiều người sẽ không khỏi giật mình vì bản thân đã tiếp tay làm hại Trái đất vô số lần.
Mỗi năm, có khoảng 5 tỷ tỷ túi ni lon được sản xuất mới trên toàn cầu. Ước tính cứ 60 giây trôi qua, có một triệu loại túi này được con người sử dụng.
Thế nhưng không ít người suy nghĩ rằng, sớm hay muộn chiếc túi này cũng phân hủy và chẳng gây hại gì. Song sự thật là, túi ni lon phải mất 500 – 1.000 năm mới tách thành các mảnh vụn nhỏ và từ từ phân hủy.
Trong số lượng khổng lồ túi ni lon được sử dụng, chỉ có chưa tới 1% trong số chúng được tái chế và sử dụng đúng cách.
Phần còn lại được chúng ta hồn nhiên vứt ra sông, suối. Ước tính trọng lượng túi ni lon bị vứt mỗi năm vào khoảng 3,5 triệu tấn và nếu nối tất cả túi ni lon cũng như rác thải nhựa, ta sẽ được một sợi dây thòng lọng quấn quanh Trái đất 4 lần.
Một lượng không nhỏ túi ni lon được chôn lấp xuống đất hoặc đốt cháy. Tất cả những hành động đó chỉ giúp túi ni lon thải ra các chất độc như chì, cadimi, lưu huỳnh… mà thôi.
Những loại chất này bốc hơi gây mưa axit cũng như ô nhiễm môi trường đất. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây nên cái chết của các sinh vật trên mặt đất, kể cả con người.
Bức poster này khắc họa chân thực tình trạng đáng báo động về việc túi ni lon bị vứt bừa bãi xuống sông, hồ, biển… Không chỉ phôi nhiễm các chất độc hại như chì, cadimi gây ô nhiễm nguồn nước, túi ni lon còn là nguyên nhân giết chết các loài sinh vật biển.
Theo các nhà sinh vật học, mỗi năm có hơn một triệu các loài như cá heo, cá voi, cá mập… vĩnh viễn biến mất vì nuốt nhầm túi ni lon. Trong một tương lai không xa, có lẽ khi đi câu cá thì cơ hội câu được túi ni lon sẽ còn cao hơn khả năng câu được cá.
Cụ thể, trong mắt các sinh vật biển, túi ni lon không khác gì những cá thể sứa ngon lành mời gọi chúng ăn thịt. Hệ quả là sau khi nuốt phải thứ sản phẩm độc hại này, sinh vật biển sẽ chết vì nhiễm độc cũng như không thể hô hấp được.
Nạn nhân phổ biến nhất của túi ni lon chính là cá heo và rùa biển.
Nguyên nhân khác gây nên những cái chết thương tâm dưới đại dương: đó là việc túi ni lon bám vào các sinh vật khiến khả năng di chuyển bị giảm sút đáng kể. Do vậy, chúng dễ bị kẻ thù săn đuổi và chết “oan ức”.
Theo thống kê, cứ một tấn túi ni lon đổi được 2.592 lít dầu thô. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy thay đổi nhận thức và hành động ngay từ bây giờ.
Để phòng tránh bệnh tật, giữ gìn vệ sinh thật tốt khi bảo quản thức ăn bằng túi ni lon trong tủ lạnh, các bà nội trợ cần lưu ý sử dụng túi ni lon hợp lý và tuân thủ đúng một số nguyên tắc sau khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh:
ThS. BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thói quen dùng túi ni lon để bọc thực phẩm để trong ngăn đá rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nếu túi ni lon không phải là tái chế, không chứa chất độc hại thì hoàn toàn có thể sử dụng để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, những túi ni lon thông thường mua đồ ăn ở ngoài chợ thường là túi ni lon tái chế, chứa nhiều chất độc hại. Nếu dùng những túi này bọc thực phẩm lâu ngày trong tủ lạnh thì nó có thể thôi ra kim loại nặng và có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh…
Cũng theo chuyên gia y tế, trong tủ lạnh, vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng không bị phá hủy. Vì vậy, khi ra khỏi tủ lạnh, gặp điều kiện bình thường trong nhà hoặc điều kiện nhiệt độ cơ thể con người, các loại vi khuẩn sẽ phát triển và hoạt động bình thường trở lại.
Hi vọng bài viết trên đã góp một phần hướng dẫn quý khách hàng sử dụng túi ni lon hợp lý hơn.
theo VTV
Hầu hết các gia đình hiện nay đều tái sử dụng túi ni lon bằng cách tích trữ túi trong nhà để vừa tiết kiệm lại tiện lấy ra khi cần. Tuy nhiên, túi khi đã qua sử dụng không còn phẳng phiu dễ gập như lúc còn mới, nên nhiều người vẫn thường vo tròn chúng lại rồi nhét vào một chiếc túi hoặc treo lủng lẳng trong các góc nhà, xó bếp.
Tuy nhiên, làm như vậy vừa khó lấy lại vừa tốn diện tích cất trữ vừa để người ngoài nhìn vào thấy rất lôi thôi. Vậy phải làm thế nào?
Tái sử dụng túi ni lon bằng cách tích trữ trong nhà tiện lấy ra khi cần
Dưới đây là 2 cách cất túi ni lon vừa gọn gàng lại rất dễ lấy mà không phải tìm mất thời gian, các bạn có thể tham khảo.
Cách 1: Cuộn và buộc túi bằng dây chun
Cách làm này rất đơn giản, trước tiên, bạn gập làm đôi túi lại theo chiều dọc, sau đó gập phía đầu túi có quai lại thành hình tam giác.
Cuộn tròn vài vòng thành hình ống rồi lại tiếp tục đặt các túi khác lên, tiếp tục cuộn cho đến hết. Cuối cùng, cố định lại bằng nơ buộc tóc hoặc dây chun.
Mỗi lần muốn lấy túi, bạn chỉ cần rút phía quai ra nhẹ nhàng là được.
Cách 2: Cất giữ túi ni lon trong hộp khăn giấy
Với cách này, bạn chuẩn bị một hộp giấy rút đã sử dụng hết rồi trang trí theo ý muốn.
Sau đó nhét túi vào khe hộp giấy, để chừa phần quai túi ở ngoài.
Lấy một túi khác, từ đáy túi luồn qua phần quai túi phía trước, nhét vào trong hộp nhưng vẫn chừa phần quai ra ngoài, rồi nhét gọn gàng túi vào bên trong hộp.
Bạn thực hiện các bước trên nhiều lần để có thể cất thêm thật nhiều túi.
Chúc các bạn thành công với hai cách làm trên!
vtimes.com.au
Ngày càng nhiều quốc gia có xu hướng từ bỏ túi ni lon trong cuộc sống hàng ngày, tiến tới một tương lai từ bỏ in túi ni lon để không sử dụng trong siêu thị, các cửa hàng buôn bán nhằm mục đích thay đổi thói quen và “sống xanh hơn” với những kế hoạch cho tương lai.
Ngày 3/3, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2018 đã chính thức được khởi động tại Việt Nam. Với khẩu hiệu “Sống xanh hơn”, sự kiện nhằm mục đích hướng người dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động bảo vệ môi trường, sống xanh và giảm thiểu sử dụng túi ni lon. Cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất trong những năm qua và ngày càng nhiều quốc gia có xu hướng từ bỏ túi ni lon trong cuộc sống hàng ngày.
Siêu thị không túi ni lon
Theo những đề xuất đầu năm mới 2018, Thủ tướng Anh Theresa May đang thúc đẩy xóa bỏ hoàn toàn sử dụng nhựa “có thể tránh” vào năm 2042. Thay thế tất cả những thứ có thể thay thế với các vật liệu khác không phải nhựa. Các siêu thị được động viên mở những dãy hàng “không nhựa” riêng. Kế hoạch mới của Chính phủ Anh được đưa ra với mục đích xây dựng một nước Anh xanh và sạch hơn.
Siêu thị không túi ni lon
Thay đổi trong thói quen sử dụng túi ni lon
Trên khắp châu Âu nói chung, thói quen sử dụng túi ni lon cũng đang được thay đổi. Chính phủ nhiều quốc gia bao gồm Luxembourg, Đan Mạch đã áp thuế vào những loại túi sử dụng 1 lần, trong khi đó các siêu thị ở Đức đang tích cực loại bỏ túi ni lon, nhựa và thay thế bằng những chất liệu tái sử dụng bền hơn.
Và những kế hoạch cho tương lai…
Năm 2017, Kenya đã chính thức quy việc sản xuất, sử dụng túi ni lon là bất hợp pháp. Điều luật được ban hành khi cả quốc gia Kenya đang sử dụng 24 triệu chiếc túi ni lon 1 tháng. Bất cứ ai vi phạm sẽ phải đối mặt với mức án 4 năm tù và phạt 38.000 USD. Hành khách đáp máy bay xuống Kenya nếu có dùng túi miễn thuế mua ở sân bay cũng phải bỏ túi mới được nhập cảnh.
Zimbabwe cũng có những thay đổi trong chính sách của mình khi cấm hoàn toàn các hộp xốp đựng thức ăn mua về, thay thế bằng những hộp giấy hoặc hộp làm từ bột ngô.
Chính phủ Scotland cấm mua bán và sản xuất những que bông tai nhựa và những sản phẩm nhựa tương tự, vốn thường bị xả ra biển. Giải pháp thay thế là những vật liệu có thể phân hủy được.
VTV.vn
Một trong những Chuỗi cửa hàng tạp hoá EkoPlaza ở thành phố Amsterdam của Hà Lan đã trở thành nơi đầu tiên trên thế giới không dùng túi ni lông.
Thay vào đó, siêu thị này dùng những vật liệu như: thủy tinh, kim loại và giấy carton….hoặc màng sinh học có nguồn gốc từ thực vậtcó thể được làm phân huỷ để đựng hơn 700 mặt hàng được bày bán. EkoPlaza có khoảng 74 cửa hàng ở trên khắp Hà Lan và dự kiến sẽ áp dụng quy chuẩn không túi nhựa tại tất cả chi nhánh vào cuối năm 2018.
Khá tuyệt vời, phải không? Tất nhiên, ý tưởng của các cửa hàng tạp hóa hạn chế dùng không dùng túi ni lông không phải là hoàn toàn mới. Hiện nay trên toàn Thế giới có rất nhiều nơi bạn sử dụng các túi giấy, hộp giấy hay các túi ni lông có khả năng phân huỷ an toàn với môi trường hoặc đơn giản hơn là sử dụng vật dụng của khách hàng để đựng đồ mang về.
Hầu hết họ đều muốn khuyến khích người tiêu dùng mang theo túi và thùng chứa của họ và thường cung cấp các phương pháp thay thế có thể phân hủy… (như nhiều người trong chúng ta thường làm).
Các nhà khoa học ghi nhận, trong 65 năm qua, con người đã tạo ra 8,3 tỷ tấn chất dẻo, tương đương với trọng lượng của hơn 820.000 tháp Eiffel hay 80 triệu con cá voi. 6,3 tỷ tấn trong tổng số chất dẻo được sản xuất ra đã trở thành chất thải và chỉ có 9% được tái chế.
Chủ đầu tư căn cứ theo quy mô, công suất hoạt động cơ sở sản xuất túi ni lông và so sánh theo danh mục quy định tại Phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ và Phụ lục 5.1 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Và Kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với ngành nghề tái chế phế liệu nhựa, công suất từ 05 đến dưới 10 tấn/ngày; đối với cơ sở sản xuất túi ni lông, công suất dưới 100 tấn sản phẩm/năm trở lên) hay Kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện (tái chế phế liệu nhựa, công suất dưới 05 tấn/ngày) (bao gồm đánh giá cho hoạt động sản xuất hiện hữu và ngành nghề dự kiến bổ sung) theo đúng quy định và gởi Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện để được thẩm định phê duyệt/xác nhận.
– Đối với việc hướng dẫn về đăng ký Giấy chứng nhận sản phẩm túi ni lông an toàn: Theo quy định Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT ngày 04 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường thì hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường được quy định tại Điều 10 của Thông tư này, bao gồm:
1. 01 (một) bản đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.
3. 01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
4. 01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau:
a) Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành;
b) Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở.
5. 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (Certificate of Origin) đối với sản phẩm túi ni lông nhập khẩu.
6. 01 (một) báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ mới nhất của cơ sở sản xuất.
7. 01 (một) Phiếu kết quả thử nghiệm và 02 mẫu sản phẩm đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường chưa có kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
8. 01 (một) bản mô tả sản phẩm túi ni lông có khả năng phân hủy sinh học và các tài liệu có liên quan: Giới thiệu thành phần nguyên liệu, quy trình sản xuất; đặc tính của sản phẩm; nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; hướng dẫn sử dụng, bảo quản theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này hoặc Kế hoạch thu hồi tái chế túi ni lông có độ dày lớn hơn 30 µm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
Do đó, Cơ sở cần lập hồ sơ thủ tục theo đúng hướng dẫn trên và gởi về Tổng cục Môi trường (Địa chỉ: Số 10, Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) để được xem xét, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.