Header Styles

 

Colors Style

               
 

Custom Color

 

Menu Color

Copyright © 2015. TemPlaza. All Rights Reserved.

Tin tức

Nguy cơ nhiễm độc khi dùng túi nilon bọc thực phẩm trong tủ lạnh

3 Tháng Một, 2018 / 3 Comments / 1114 / Tin tức

Việc dùng những chiếc túi nilon bọc thực phẩm rồi cất trữ trong tủ lạnh không phải là điều xa lạ. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra nhiều nguy cơ nhiễm chì và cadium.

Nguy cơ nhiễm độc khi dùng túi nilon bọc thực phẩm trong tủ lạnh

Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách thương mại Mỹ, khi thực phẩm được lưu trữ trong túi nhựa, các hóa chất từ túi có thể ngấm vào thức ăn, sau đó hấp thụ vào cơ thể. Theo thời gian, các hóa chất trong túi nilon sẽ làm thay đổi mô, lỗi nhiễm sắc thể gây sảy thai, di tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố.

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng túi nilon bọc thực phẩm. Nếu dùng thì không nên dùng quá 2 lần và nên dùng túi nilon làm từ nhựa trong suốt, không sử dụng những loại túi có màu xanh, đỏ, vàng và trắng đục.

vtv.vn

CHIẾC TÚI NI LÔNG CỨU SỐNG NGƯ DÂN TRÔI DẠT TRÊN BIỂN

Tăng thuế túi nilon hôm nay để tránh hậu họa trăm năm

3 Tháng Một, 2018 / 2 Comments / 1007 / Tin tức

Bộ Tài chính đang đề xuất tăng mức thuế túi nilon trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường, trong đó thuế đối với túi nilon tăng từ 40.000 đồng/kg lên 200.000 đồng/kg.

Mức đề xuất tăng của Bộ Tài chính với mức tăng tương đương 5 lần. Như vậy sẽ có mức thuế thấp nhất 400 đồng/túi và cao nhất lên đến 2.000 đồng/túi.

Mức này so với nhiều quốc gia, lãnh thổ, khu vực vẫn là thấp: Anh có mức thuế là 15cent/túi, tương đương 4.500 đồng/túi; hay Iceland cũng có mức thuế tương đương – 4.500 đồng/túi…

Sẽ có ý kiến đặt vấn đề, tại sao không so sánh với những nước, vùng lãnh thổ có mức thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon thấp hơn. Đơn cử như Hong Kong (Trung Quốc) có mức thuế là 0,05USD/túi, tương đương 1.050 đồng/túi…

Tăng thuế túi nilon hôm nay để tránh hậu họa trăm năm

Vấn đề này cần nhìn ở hai góc độ. Góc độ quan trọng nhất, trước hết là nhằm điều chỉnh hành vi. Túi nilon, mà ở Việt Nam loại được dùng nhiều gọi là túi xốp, hiện có mức giá quá rẻ. Rẻ như cho. Vì thế khi cần thì khách hàng hoàn toàn có thể xin người bán hàng cho miễn phí 1 túi hay nhiều túi. Trong khi đó, nếu so sánh với không ít quốc gia và vùng lãnh thổ, khi đi siêu thị, không có túi nilon miễn phí để đựng đồ mà phải trả phí, thậm chí phải bỏ tiền ra để mua loại túi thân thiện với môi trường mà sử dụng.

Chính vì thế mà, Việt Nam hiện nằm trong tốp quốc gia sử dụng túi nilon một cách vô tội vạ, xả rác túi xốp bừa bãi tràn lan khắp nơi, vì quá rẻ, vì hầu hết được miễn phí, từ đó thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Có một thực tế là, hiện túi xốp được dân nghèo sử dụng nhiều hơn vì giá rẻ, vì tiện, nhưng từ đó cũng thiếu ý thức xả rác túi xốp ra môi trường nhiều hơn.

Ở góc độ thứ hai, chính là biện pháp để thúc đẩy góc độ thứ nhất, là đánh thuế tăng để điều chỉnh hành vi. Khi giá túi nilon tăng lên vài lần, trở thành một thứ chi phí đáng kể trong gói dịch vụ hay sản phẩm, người dùng buộc phải điều tiết hành vi sử dụng, sẽ tái sử dụng nhiều hơn, hoặc chuyển sang một số loại túi đựng thân thiện môi trường có thể dùng nhiều lần. Và hệ quả là qua đó, nhà nước cũng tăng thu thuế từ loại sản phẩm không khuyến khích sử dụng này.

Có những loại thuế được đề xuất tăng, chúng ta chưa thể đồng tình. Nhưng ngược lại, có những loại thuế – như thuế túi nilon, chúng ta cần ủng hộ một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Bởi chính những đống rác túi nilon gây ô nhiễm và khó xử lí, có quá trình phân hủy lên đến hàng trăm năm, chính là nguy cơ cao gây hại môi trường sống.

 

Theo THẾ LÂM/Laodong

Túi ni lông HD là gì ?

Chiếc túi ni lông cứu sống ngư dân trôi dạt trên biển

3 Tháng Một, 2018 / 11 Comments / 1072 / Tin tức

Ba đêm lênh đênh trên biển, với chiếc túi ni lông ngư dân Danh Việt (21 tuổi, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, Kiên Giang) đã sống Sót thần kỳ.

Ngồi trong trạm Kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi), ngư dân Danh Việt vẫn còn nhớ như in những giờ khắc vượt qua lằn ranh sinh tử.

Chiếc túi ni lông cứu mạng

Nở nụ cười trên khuôn mặt rám nắng, Việt kể 20h tối 10-9, trong lúc lúi húi phía sau thuyền, một trận sóng lớn quật ngang làm Việt ngã xuống biển. Tiếng hét thất thanh không át được tiếng sóng và tiếng nổ của máy tàu. Con thuyền xa dần với tiếng kêu cứu của Việt.

Khuôn mặt thất thẩn của ngư dân Việt khi kể lại câu chuyện thoát chết thần kỳ – Ảnh: TRẦN MAI

Trong đêm tối, Việt thấy vật gì đó đang dập dìu trên biển, bơi đến gần nhìn thấy một túi ni lông lớn. Kinh nghiệm biển khơi đã giúp Việt sinh tồn.

“Tôi lấy bao và hứng gió sau đó cột miệng bao lại tạo thành cái phao lớn để bám vào”, Việt kể.

Đến giờ Việt cũng không biết vị trí mình rơi xuống biển là ở đâu, chỉ biết chung chung là vùng biển Đà Nẵng.

Việt chỉ nhớ đó là nơi khá gần đất liền, có ánh điện. Nhưng dù cố sức bơi vẫn không vào được vì ngược sóng. Sức kiệt, Việt quyết định thả mình lênh đênh cùng “chiếc phao” may mắn có được.

Ba đêm và hai ngày như vậy, Việt nghĩ đến người vợ trẻ mới cưới vài tháng và ba mẹ mình để làm động lực chiến đấu với biển khơi và đói khát.

Việt kể có những lúc thấy máy bay hạ xuống ở điểm nào đó rồi lại bay lên, Việt quơ tay mãi mà không ai thấy mình. Sóng gió lớn dần vì áp thấp, có hôm mưa xối xả, sóng cuộn cả người và phao vào lòng biển rồi Việt bị trôi và đẩy đi.

Quyết định cuối cùng

22h tối 12-9, Việt thấy một chiếc tàu cá dừng gần đó, tiếng máy nhỏ dần nhưng Việt không đủ sức kêu cứu. Còn chút sức lực, Việt quyết định thả chiếc túi ni lông cứu sống mình mấy ngày qua để bơi về phía tàu cá.

“Tôi nghĩ nếu bơi tới được thì sống, không thì chết vì cũng đã bỏ phao rồi. Khi tôi bám mình vào thành tàu rồi mà vẫn không đủ sức kêu cứu, tôi cứ dùng tay đập vào thành tàu một lúc lâu vẫn không ai nghe thấy. Tôi bám dần về phía cuối tàu, chọn nơi thấp nhất để leo lên. May quá lúc này một ngư dân nhìn thấy”, Việt kể.

Thượng úy Lê Minh Trọng, trạm trưởng trạm Kiểm soát biên phòng Sa Kỳ trao tiền và quần áo cho ngư dân Việt – Ảnh: TRẦN MAI

Việt biết mình sống sót khi đã lên tàu. Bây giờ sức khỏe đã ổn định, cơn đói, khát đã bị đẩy lùi.

Ngư dân Võ Kê (54 tuổi, xã Nghĩa Phú. TP Quảng Ngãi) thuyền trưởng tàu QNg 22144 đã phát hiện và cứu sống Việt nói dù cả đời đi biển nhưng ông vẫn ớn lạnh khi nói về cuộc thoát chết thần kỳ của Việt.

Với thuyền trưởng Kê, ba đêm, hai ngày lênh đênh giữa biển với chỉ độc nhất một chiếc túi ni lông mà vẫn sống sót quả là chuyện hi hữu.

Ông Kê bảo nếu lúc đó tàu không hỏng máy, ông không dừng lại xem xét thì Việt không thể bơi lại được.

“Khi khỏe lại, Việt đã lập tức mượn điện thoại gọi về cho vợ và mẹ biết. Qua điện thoại, nghe mọi người khóc quá. Ai cũng nghĩ Việt đã chết vì trước đó chủ tàu có quay lại tìm nhưng không thấy Việt và có điện thoại về nhà thông báo Việt đã mất tích trển biển”, ông Kê nói.

TRẦN MAI
Báo Tuổi Trẻ